Có thể nói tặng quà là một phần của lễ nghi, một thói quen trong đời sống của người dân Nhật Bản. Nó thể hiện sự tôn trọng, cũng như để là thiết lập nên mối quan hệ xã hội giữa mọi người với nhau. Thông qua cách tặng quà, người Nhật có thể nhận biết được tính cách và tình cảm của người tặng quà có cẩn trọng, chu đáo và có tôn trọng người đối với nhận hay không?
Cũng giống như ở Việt Nam chúng ta hay tặng quà vào những dịp: Tết, cưới, hỏi, sinh nhật, hay tiệc đầy tháng, thôi nôi. Thì người Nhật rất thường xuyên tặng quà cho nhau. Họ tặng quà để cám ơn hay tặng vì quý mến ai đó vào những dịp như: dọn nhà, mừng tuổi, nhận việc làm, tốt nghiệp, lễ tạ ơn, lễ thành niên, giáng sinh vv...
Nếu tặng quà vào giữa năm thì gọi là “Chungen”, và tặng quà vào cuối năm gọi là “Seibo”. Thông qua tặng quà họ gởi thông điệp hàm ý cảm ơn cũng như thể hiện sự quý mến đến người nhân.
Đối tượng nhận quà thì rất đa dạng từ những người đã giúp đỡ mình, những người có ơn, hay bạn bè, người thân, gia đình, cho đến tặng quà chủ nhà nơi mình thuê trọ hay tặng cho đối tác, hoặc những khách hàng thân thiết gắn bó lâu năm với công ty.
Giá trị quà tặng.
Thông thường các món quà mang tính ý nghĩa tinh thần là chủ yếu như các vật dụng gia đình hay những chiếc bánh ngọt hoặc là socola. Người Nhật chú trọng về hình thức mặt ngoài của món quà như cách trang trí, cách gói quà.
Người Nhật rất cầu toàn và chú trọng đến hình thức và cách trang trí của món quà. Nó thể hiện rõ qua cách gói quà: gói bên trong 3 lớp, mặt ngoài 3 lớp, cuối cùng là 1 sợi dây lụa, dây giấy xinh xắn. Thông qua cách gói, và cách thắt nút dây cẩn thận, chu đáo, không những nói lên tâm tư người tặng mà còn thể hiện tính cách, và tình cảm có coi trọng người sẽ nhận món quà đó hay không?
Vào những dịp chúc mừng, hay có chuyện vui thì sẽ thắt dây hình chiếc kéo giấy màu đỏ biểu hiện sự may mắn, và họ sẽ thắt dây giấy màu trắng đen vào những dịp buồn, đau thương.
Đương nhiên “của cho không bằng cách cho”, món quà cũng được trang trí đẹp đẽ, bắt mắt hơn gọi là Mizuhiki. Nó thể hiện sự quan tâm đối với người nhận. Tất cả được gói cẩn thận trong một loại khăn khổ lớn nhiều màu sắc, họa tiết đẹp mắt gọi là "Furoshiki".
Hạn chế tặng những món quà sau.
- Nếu đi thăm người ốm không nên tặng những món quà có màu đỏ vì dễ làm người bệnh liên tưởng đến màu của máu. Hay những loại hoa cẩm tú, hoa trà, hoa anh thảo, hoa loa kèn.
- Vào dịp mừng thọ thì không nên tặng máy trợ thính, hay giày dép. Những món quà này gây ức chế tâm lý đối với người nhận.
Lưu ý:
- Đừng tặng lược cài tóc vì trong tiếng nhật nó là từ ghép giữa “ku” và “shi”. “kushi” mang ý nghĩa khổ đau, chết chóc.
- Không tặng quà có hình con cáo, nó biểu hiện cho sự gian manh.
- Không nên tặng cà vạt, nơ cho người mới quen, vì nó mang tính ràng buộc.
- Tặng quà theo thứ tự cấp, bậc và theo tuổi tác. Không nên tặng một món quà giống nhau cho những người có cấp bậc khác nhau.
- Cúi người và nhận bằng hai tay để thể hiện sự cám ơn, tôn trọng người tặng quà.
- Đặc biệt tránh dùng tiền mặt hay tặng quà có logo.
Giá trị món quà trong mắt người Nhật Bản không nằm ở việc món quà có đắt tiền hoặc có quý hiếm không? Mà ấn tượng đầu tiên của họ, là thể hiện qua việc gói gém, cách thắt nút dây hay trang trí món quà có đẹp mắt, chu đáo hay không?
Có thể nói thông qua văn hóa tặng quà Nhật Bản đã thể hiện được nguyên tắc cũng như cách ứng xử, xã giao trong giao tiếp giữa mọi người với nhau.
Người Nhật ít khi tặng những món quà đắt tiền, cái nhìn của họ thông qua giá trị nằm trong những lớp trang trí, những nút thắt dây, bởi đó là tâm tư, tình cảm của người tặng dành cho họ.
Có thể thấy chỉ với những món quà nho nhỏ nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc cũng như tình cảm của người tặng đã được gởi gắm thông qua món quà đó.
Tặng quà là một trong những nét văn hóa, nghệ thuật đặc trưng của đất nước mặt trời mọc. Đặc biệt thông qua món quà, người nhận hoàn toàn có thể cảm nhận được sự khéo tay, sự tôn trọng và cả tình cảm, của người tặng được gói trọn trong đó.