Có lẽ hài kịch đã quá đỗi quen thuộc với mọi người nhưng cái riêng ở Rakugo đó chính là trên sân khấu chỉ có một nghệ sỹ biểu diễn độc thoại để tạo nên những trận cười sảng khoái mang đến cho khán giả những phút giây thoải mái, vui vẻ.
Nguồn gốc ra đời
Vào thời Edo, người dân dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền và xã hội đang thịnh hành lúc bấy giờ thời của các võ sỹ, những samurai kiếm đạo. Mọi người sống trong khuôn khổ, phép tắc quá ngột ngạt, chính vì thế mà tiếng cười đã trở nên quá xa xỉ. Vì thế mà “tiếng cười” được ra đời để giúp người dân xua tan những mệt nhọc, vất vả của cuộc sống. Nó chính là chất nuôi dưỡng tinh thần giúp mọi người cảm thấy thư giãn và vui vẻ, tạo ra động lực thúc đẩy công việc được thực hiện tốt hơn.
Quy mô
- Thông thường địa điểm để biểu diễn là các sân khấu nhỏ, hay “yose” gọi tắt là tạp kỹ. Đến với “yose”, đó là môi trường mở, đón nhận tất cả mọi người, nó phù hợp với túi tiền của họ. Ai cũng có thể mua vé để xem giải trí. Do việc thắt chặt quản lý giới hạn khu vực tổ chức biểu diễn để tránh mất toàn náo loạn khu vực cộng đồng đang sinh sống. Vì thế khán giả chỉ có 1 nơi duy nhất chính là “yoke”, hiển nhiên các sân khấu tạp kỹ này dần dần được khá đông mọi người chọn đến để thưởng thức các tiết mục giải trí.
- Sau nhiều biến đổi thời gian khác nhau dẫn đến sự thay đổi về số lượng các rạp sân khấu “yose” này. Có lúc tưởng chừng sự biến mất hoàn toàn của rạp “yose” khi chỉ còn khoảng hơn 10 sân khấu. Nhưng sau khoảng thời gian yên lặng thì chỉ mấy năm sau, con số đó không những tăng mà còn lên tới gần 800 rạp biểu diễn. Nó vẫn tồn tại dưới sự quản lý của những nhà chức trách địa phương.
- Vào thế kỷ 13, dù có nhiều thay đổi cả về đời sống lẫn nhận thức của mỗi người. Tuy nhiên đối với loại hình kịch pha hài này luôn được người dân đón nhận để thỏa mãn tinh thần của mỗi người.
- Với loại hình hài kịch này chủ yếu là nội dung phải hay cũng như cách truyền tải câu chuyện tới mọi người. Chủ đề thường là các nội dung từ đời sống, những chuyện vụn vặt từ các chuyện phiếm của người dân. Do đó người nghệ sỹ chính là nhân vật chính, đón nhận mọi ánh mắt của khán giả đều hướng về mình. Để thu hút thì người biểu diễn cũng sử dụng những hành động, cử chỉ để minh họa cho điều mà mình đang nói tới. Họ không quá chú trọng vào trang phục, hóa trang, chỉ cần vài đạo cụ đơn giản như chiếc khăn tay, cây quạt gió, chén nước….
Nội dung
Cũng giống như một bộ phim luôn có 3 phần: phần dẫn nhập, mở đầu là cách để nghệ sỹ (hanashika) có thể nói về bản thân mình về đề tài bản thân sắp nói đến. Sau đó họ sẽ đan xen giữa truyền tải nội dung và lồng ghép những yếu tố hài hước để hấp dẫn khán giả.
Đặc trưng
- Đây là loại hình nghệ thuật hài kịch lâu đời từ triều đại Minh Trị được phát triển và kế thừa qua nhiều thế hệ. Loại hình này người nghệ sỹ luôn trình tấu một mình một sân khấu.
- Kimono luôn là trang phục được lựa chọn khi trình diễn, họ sẽ ngồi trên chiếc gối “zafuton”, với hình thức là độc thoại thì họ sẽ phân thân đóng nhiều vai trò trong khi biểu diễn. Có thể là một người dẫn chương trình giới thiệu tiết mục, dẫn dắt người xem. Do đó, cách dẫn chuyện sẽ khá là hóm hỉnh và mang nhiều yếu tố pha hài hơn.
- Phần cuối chính là điểm gợi sự chú ý và cũng là phần giao lưu với khán giả. Họ sẽ dùng khá nhiều kỹ thuật chơi chữ với mục đích là chọc cho khán giả cười.
Có thể nói Rakugo là môn nghệ thuật khó và không dễ bắt chước. Nó đòi hỏi người nghệ sỹ phải rất đa tài và giỏi cũng như “duyên”. Thật sự mà nói thì không phải ai cũng có thể theo nghề được. Kể cả những người lâu năm, nhưng lại vô cùng thuận lợi với những ai được trời ban chữ “duyên”. Nó vô cùng quan trọng với nghề này, nếu như anh ta có duyên trên sân khấu thì mọi cử chỉ hay mỗi câu nói đều có thể kích thích tâm lý gây cười cho khán giả. Nhưng nếu chỉ dựa trên kinh nghiệm và bản lĩnh sân khấu thì cũng có thể bù đắp sự thiếu hụt đó, họ vẫn biết cách làm sao để khán giả có thể cười. Nhưng nếu ít kinh nghiệm, mới vào nghề thì sẽ không thể nắm bắt được tâm lý và khó làm cho người xem cảm nhận được tiết mục mà mình đang trình tấu.
Nghệ thuật kịch xen lẫn yếu tố pha hài
Khi nói đến Nhật Bản thì Rakugo có vẻ lép vế hơn so với nhiều loại hình nghệ thuật khác. Thế nhưng nó lại mang đậm dấu ấn của thời gian song song cùng phát triển với đất nước. Do đó thể loại hài kịch này luôn có một vị trí nhất định trong lòng mỗi người dân Nhật Bản.
Cập nhật thông tin mới cùng các bài học từ page và website:
* ***Hotline: 028 6275 6126
* ***Facebook: https://www.facebook.com/anonvietnam.vn
* ***Website: https://anonvietnam.vn