Tự vệ bằng võ kendo
Đây là môn võ thuật của các đấu sỹ với vũ khí là đao – kiếm được gọi ngắn gọn là kiếm đạo Nhật Bản. Được xem là môn nghệ thuật vào xã hội hiện đại ngày nay. Nhiều người tập Kendo với mục đích rèn luyện thể lực nâng cao sức khỏe cho bản thân.
Giới thiệu về môn võ thuật:
Vũ khí: thanh kiếm thẳng sắc nhọn được sử dụng từ thời xưa. Các kiếm sỹ thách đấu đấu với nhau trong nhiều trận chiến.
Sau này vào thời bình, Nhật Bản đã thành lập ra liên đoàn thể thao Kendo 1952. Từ đó môn võ thuật này chính thức đi vào đời sống người dân. Được phổ cập dạy rộng rãi trong các trường học. Do đó để giảm đi những tổn thương nhỏ nhất từ loại vũ khí chiến đấu này. Thanh kiếm đã được thay bằng loại vật liệu bằng gỗ là thanh tre dài có hình dạng như ống tre (shinai). Những phần có thể làm bị thương đối phương như đầu kiếm, mũi kiếm, được bao bọc kỹ càng bằng loại vật liệu bằng như da, vải hoặc đơn giản là dùng ni lông để tránh gây tổn thương lẫn nhau.
Bên cạnh đó còn có những món đồ bảo hộ khác như là chiếc mặt nạ che mặt (men) và chiếc khiêng để che chắn những phần quan trọng khi đón nhận những pha tẫn công bất ngờ từ đối phương. Cũng sẽ có tấm lót bảo vệ bắp đùi và kote găng tay giúp cầm thanh kiếm bằng tre chắc hơn.
Cách di chuyển và ra đòn:
Cần phải rèn luyện rất nhiều các bước di chuyển cũng như các tư thế từ tấn công đến phòng thủ. Đầu tiên là tư thế đứng phải vững, và chắc. Tiếp đó là cách di chuyển từng bước với những đòn chém, đâm về đối phương. Đương nhiên khi bước vào học thì sẽ có sư phụ, hay các sư huynh kèm cặp chỉ dẫn từ các thế cơ bản đến các chiêu thức.
Bắt đầu với kỹ thuật Men:
- Đây được xem là đòn tấn công trí mạng và nguy hiểm gây tính sát thương cao. Đánh vào đầu của địch thủ.
- Tiếp theo là thế Kote: đây được xem là đòn nhẹ nhàng không có tính nguy hiểm được đa số người tập áp dụng.
- Kế đến là đòn Do: những địch thủ sẽ nhắm vùng bụng để ra đòn.
- Cuối cùng là đòn tsuki: đây được cho là bậc cao trong kỹ thuật kiếm đạo, các võ sỹ có kỹ thuật cao mới có khả năng dùng và khả năng gây chết người cũng rất cao. Với kỹ thuật này thì đấu sỹ sẽ dùng kiếm đâm trực diện ngay tại cuống họng của địch thủ.
Quy tắc:
+ Mang chân không khi bước vào sàn tập
+ Nghiêng đầu chào giáo viên được gọi là sensai và các sư huynh đi trước là sempai.
+ Đồng phục luôn phải gọn gàng, thẳng tấp.
+ Luôn giữ gìn tốt các dụng cụ luyện võ.
+ Luôn tuân thủ theo mọi hiệu lệnh.
Đây là môn võ thuật đề cao tinh thần chiến đấu của các đấu sỹ, và nêu cao tính nhân nghĩa trong những lần đối địch nhau. Không bao giờ chơi bẩn, đánh lén, đánh nguội đối thủ, phải đánh trực diện và mỗi một đao chém xuống thì phải hô to để thông báo đòn tấn công tới địch thủ. Với họ mỗi lần tranh đấu với nhau chỉ là sự giao lưu, học hỏi kỹ thuật nếu như kinh nghiệm quá cao thì phải biết khiêm nhường đối phương. Mục đích cuối cùng của học võ chính là rèn luyện thể lực nâng cao khả năng bảo vệ bản thân khi gặp phải những tình huống xấu nhất.
Cập nhật thông tin mới cùng các bài học từ page và website:
Hotline: 028 6275 6126
Website: https://anonvietnam.vn
Facebook: https://www.facebook.com/anonvietnam.vn/