Nghề Geisha
Geisha được xem là một trong những môn nghệ thuật lâu đời có tính giải trí cao. Về hình thức thì đây là loại hình đa dạng khi biểu diễn, người nghệ sỹ phải linh hoạt và có tài ứng biến cao. Họ phải biết ca hát, nhảy múa và cả là người có khả năng hoạt bát có thể giải tỏa tâm sự trò chuyện với khách hàng.
Nghệ thuật này đã rất nổi tiếng và được truyền bá rộng rãi từ Nhật Bản lan sang các nước khác. Đại bộ phận làm nghề này là những cô gái thanh xuân, tươi trẻ, họ sẽ làm mặt rất khoa trương và màu mè nổi bật là tông trắng của lớp phấn dày cộm trên gương mặt. Họ sẽ mặc bộ đồ kimono để biểu diễn phục vụ khách hàng. Đây có thể nói là hoạt động giải trí lành mạnh, phục vụ cho nhu cầu giải trí tinh thần cho người xem.
- Trong quá trình học việc thì các trưởng bối, đi trước sẽ huấn luyện cho các cô gái mới vào nghề những kỹ năng để cuốn hút khách hàng như cách liếc mắt quyến rũ khiến người khác không thể không nhìn, cách nói chuyện nửa đùa nửa ghẹo để khách cảm thấy hứng thú. Họ được đào tạo rất nghiêm khắc từ điệu bộ dáng đi uyển chuyển nhẹ nhàng đến cách ăn nói khéo léo, duyên dáng nhưng tuyệt đối không phải kiểu mời gọi “bán thân” ngoại trừ việc đó diễn ra tự nhiên giữa 2 bên có cảm tình với nhau.
- Tuy nhiên do một số những cô gái đứng đường đã cải trang thành geisha để hành nghề, điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của Geisha truyền thống.
Từ triều đại thời Edo, đã xuất hiện Geisha. Ban đầu thì những cô gái này chỉ đơn giản là làm các công việc như một người phục vụ bưng trà, rót nước. Dần dần, do nhu cầu của cuộc sống nhiều quán đã kinh doanh thêm rượu nên hiển nhiên cần có thêm những hoạt động ca hát gãy đàn để phục vụ cho khách.
Quá trình vào nghề
- Đa số những cô gái này xuất thân từ những gia đình lao động nghèo khó. Cha mẹ vì không đủ khả năng trang trải chi phí cuộc sống sẽ đem bán những đứa con này cho các chủ Geisha.
- Thời gian đầu những đứa bé này sẽ làm các công việc của một người giúp việc. Những bé gái này khoảng 13- 15 tuổi thì sẽ được dạy các kỹ năng: đàn ca, hát, múa và tán truyện. Giai đoạn này họ sẽ được gọi là “Maiko”.
Sau khi đã làm lễ Erikae thì những cô gái này mới thực sự là một Geisha chính hiệu.
- Nổi bật trong số đó là Teruha, nổi tiếng với nghệ danh “chín ngón”. Nàng sống tại Osaka, vào lúc 12 tuổi đã bị chính cha đẻ bán vào lò đào tạo. Tại đây đã tạo bước ngoặt lớn làm thay đổi cả cuộc đời nàng.
- Cô có dị tật là bàn tay có thêm ngón tay nữa dù nhỏ nhưng cũng rất rõ ràng. Mặc dù mang dị tật nhưng chính điều đó đã làm nên tên tuổi và thương hiệu sống khi nhắc đến geisha là phải biết đến Teruha.
- Hình ảnh của một geisha trước mắt mọi người luôn là gương mặt khả ái trắng bệch từ trán xuống tận cằm, cổ và cả 2 bàn tay. Một đôi môi nổi bật tông đỏ được tô phần chính giữa của môi chứ không tô hết cả môi. Họ dùng cọ để tô son do đó màu có thể trôi khi tiếp xúc với nước. Mặc kimono xõa dài lếch đất che phủ đôi guốc gỗ cao. Mỗi bước di chuyển sẽ rất chậm rãi nhẹ nhàng, khi nhìn họ từ phía sau sẽ thấy búi tóc được bới cao vô cùng cẩn thận và cầu kỳ.
Geisha nam
"Taikomochi" xuất hiện trong các giai đoạn từ năm 1603 đến tận những năm 1868. Đây là những thanh niên trai trẻ cũng hành nghề “bán nghệ”. Tuy nhiên do nhu cầu của cuộc sống họ dần dần bị đào thải và không còn xuất hiện nữa.
Quy định
- Nếu như các cô gái muốn tiếp tục hành nghề thì không được yêu đương hay có tình cảm với bất cứ anh chàng nào. Một khi họ quyết định lấy nhau thì cũng là lúc phải từ bỏ công việc này.
- Có thể nói geisha là những cô gái sống để mua vui pha trò giải trí cho người đời. Phải hy sinh từ bỏ nhiều thứ, kể cả tình cảm cá nhân, bị gia đình vứt bỏ khi tuổi đời còn khá nhỏ. Sống luôn trong tình trạng thiếu thốn tình cảm của gia đình, thiếu tình yêu trai gái. Những lúc khó khăn phải tự bản thân đương đầu đối diện, trong công việc thì luôn lắng nghe giải sầu phiền muộn giúp khách có thể vui hơn trong khi đó thì lại không có bất kỳ ai có thể lắng nghe tâm sự của chính mình. Có lẽ những lúc ấy họ vô cùng cô đơn, lạc lõng nước mắt không thể giúp họ có thể giải quyết được vấn đề.
Chính vì quá trình huấn luyện khắc nghiệt đã tập cho họ thói quen tự giác, kể cả lúc đi ngủ.
- Khi ngủ đầu họ sẽ gác lên chiếc chiếc kiêng nhỏ thay vì chiếc gối, xung quanh được rải đầy gạo. Nếu như không có thói quen tốt các cô gái này sẽ trượt khỏi chiếc takamakura, gạo sẽ bám vào tóc họ. Mỗi sáng sẽ có các chị lớn trong nghề kiểm tra nếu tóc ai bị dính gạo sẽ bị phạt.
- Vào thời hiện đại thì các cô gái hay sử dụng những búi tóc giả được búi rất cầu kỳ công phu để thay thế. Do việc giữ gìn để bộ tóc luôn đen tuyền, bóng mượt mất rất nhiều thòi gian và công sức nên họ thay thế bằng những lọn tóc giả khi phải xuất hiện trong các buổi biểu diễn.
- Thành phố Kyoto được xem là có nhiều geisha nhất. Muốn ngắm những cô gái này thì đến các khu phố hanamachi, Gion hay là Pontocho. Nếu như thời xưa nhật bản có tới gần trăm nghìn geisha thì nay con số đó khoảng ngàn người.
Sự giảm sút nghiêm trọng của geisha có thể bắt nguồn từ tình hình đất nước bị trì trệ, mỗi người do có qua nhiều mối quan tâm từ cuộc sống như công việc, gia đình, con cái ....Mọi người vùi đầu vào tìm kiếm của cải để trang trải cho chi phí hàng ngày. Chi phí cho loại hình này vượt quá chi tiêu nên họ dần quên lãng những giá trị truyền thống.
Cập nhật thông tin mới cùng các bài học từ page và website:
* ***Hotline: 028 6275 6126
* ***Facebook: https://www.facebook.com/anonvietnam.vn
* ***Website: https://anonvietnam.vn