Obon ngày đón rước vong linh tổ tiên trở về nhà

 

Hàng năm Nhật Bản tổ chức lễ Obon vào tháng 8 dương lịch. Đây là đại lễ báo hiếu lớn nhất cũng giống như lễ Vu Lan của chúng ta. Ngày con cháu đốt nến dâng hương soi đường dẫn lối để linh hồn tổ tiên ông bà trở về sum họp.

 

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

 

Nó bắt nguồn từ Sanskrit với thông điệp là “treo ngược lên”.  Người dân Nhật tin rằng những người đã qua đời có thể an nhàn thảnh thơi thoát khỏi những tội nghiệt mà họ đã gây tạo.

 

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

 

       Xuất xứ:

 

     -    Obon được hiểu nôm na là ngày của người đã mất. Đó là một trong những tín ngưỡng Phật giáo lâu đời tại nước Nhật. Những người thân trong gia đình sẽ làm lễ này để tưởng nhớ người đã khuất. Qua thời gian, tín ngưỡng này đã phát triển thành ngày sum họp của gia đình.  Người ta tin rằng đây là thời khắc mà con cháu và người đã khuất có thể gặp nhau.

 

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

 

       Thời điểm tổ chức

 

     -     Ngoài tên gọi Obon thì nó còn một tên gọi nữa là “lễ hội của những con thuyền”. Trải qua một thời gian dài hơn 500 năm, để tạo nên sự phấn khởi người ta sáng tạo ra vũ điệu Bon Odori. Điệu múa này ra đời là để tạo không khí vui nhộn tránh sự u buồn khi con cháu hoặc người thân tưởng nhớ người mất khi đến ngày này.Đây có thể nói là điểm đặc trưng nhất của lễ hội.

 

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

 

    -    Tùy vào khu vực mỗi địa điểm sẽ có những nơi tổ chức vào những  thời điểm riêng và tên gọi mỗi nơi cũng khác nhau. Thông điệp của lễ hội này là “cầu mong cho vong linh người thân có thể trở về nhà gặp mặt con cháu”.

 

   -    Ở những địa điểm: Tokyo, Yokohamna, và Tohoku lễ hội sẽ diễn ra vào tháng 7 dương lịch với tên gọi là Shichigatsu Bon.

 

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

 

   -   Ở những vùng như Kanto, Chugoku, và Shikoku được tổ chức vào tháng 7 âm lịch, với tên gọi là Kyu Bon.

 

   -   Còn tại Kyoto các hoạt động sẽ biểu diễn vào tháng 8 dương lịch được gọi là Hatchigatsu Bon.

 

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

 

    -   Có thể nói nước Nhật và Việt Nam có khá nhiều nét tương đồng cả trong văn hóa lẫn đời sống sinh hoạt.

 

    -   Những ngày này người thân sẽ làm lễ cúng rất trang trọng để thỉnh linh hồn của người thân về ăn uống họp mặt. Con cháu sẽ nấu nướng đồ ăn làm bánh dâng hoa và trái cây, bên cạnh là vài bộ đồ mới cũng như giày dép để thay đổi.

 

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

 

    -    Với người dân Nhật cũng tương tự như chúng ta. Họ sẽ làm những chiếc bánh từ bột gạo, đây là một trong những văn hóa ẩm thực đặc trưng của Nhật Bản. Bánh được làm với nhiều hình dáng và màu sắc sặc sỡ hấp dẫn. Mỗi một ngày thì con cháu trong nhà sẽ dâng cúng một loại bánh riêng.

 

    -    Người dân sẽ đặt những tên gọi bánh vào những khác nhau để dễ phân biệt và gần gũi với những người đã khuất. Obon sẽ có 2 ngày chính là ngày đón vong linh “Mukaebo” và ngày tiễn đưa vong linh “ Okuribon”.

 

     +  Bánh linh hồn được tổ chức vào ngày Mukaedango tức là ngày 13. Vào ngày này con cháu trong gia đình sẽ dâng đèn cày trên bàn thờ để người đã mất thấy ánh sáng của đèn có thể soi sáng con đường, giúp họ dễ dàng tìm được đường trở về nhà sum họp cùng con cháu.

 

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

 

     +  Bánh bột gạo được dâng cúng vào ngày Ohagi tức là ngày 14.

 

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

 

     +  Vào ngày cuối cùng, gia đình sẽ dâng bánh tiễn đưa linh hồn để tay cho lời chào tạm biệt người thân vào ngày Okuridango tức là ngày 16. Vào ngày này người thân sẽ mang những chiếc lồng đèn với nhiều thông điệp được viết trên mặt giấy, họ sẽ cầm những chiếc đèn đó thả tại các con sông, hồ nước. Ngày này gia đình cũng sẽ đốt những chiếc nến để soi đường, tiễn đưa người mất trở lại thế giới vĩnh hằng.

 

     +   Ngoài ra còn làm những loại bánh khác nhau đủ màu mè đặc sắc để hấp dẫn vong linh người thân thì gia đinh cũng làm chuẩn bị loại thức ăn riêng biệt với những ngày khác đó là làm bún với nguyên liệu làm từ bột gạo để thay đổi thực đơn và tránh nhàm chán vào ngày Soumen tức là ngày 15.

 

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

    -    Bên cạnh đó là những dĩa trái cây được bày trí trang trọng, có tên gọi là “Tama dana”.

 

    -    Ngoài ra người dân cũng sẽ tổ chức nhiều sự kiện khác để tưởng niệm ngày này. Nổi bật là ngọn đuốc sống rực lửa cháy liên tục 60 phút trong ngày 16/8, lửa sẽ được đốt xung quanh Kyoto. Hàng ngàn người khắp nơi đổ dồn về nới phát ra ánh sáng đỏ hồng này. Để thấy rõ hơn vị trí đứng quan sát có thể từ núi Yoshida và núi Funaoka. Lễ hội sẽ diễn ra chỉ trong 60 phút ngắn ngủi, bắt đầu từ 20h – 21h.

 

 

Obon ngày gặp vong linh tổ tiên

 

 

        Trang phục

 

     -   Yukata luôn là quần áo được những người thân lựa chọn để mặc. Chất liệu thoải mái, mát mẻ và nó cũng rất trang trong lịch sự để chào đón “người mất”.

 

    -    Đến với lễ hội không chỉ để tưởng niệm nhớ về hình ảnh của người quá cố mà người dân cũng sẽ hòa mình vào không khí hoạt náo của lễ hội. Nhiều nơi sẽ tổ chức nhiều hoạt động giải trí như ca vũ, các vũ công sẽ nhảy múa điệu Bon Odori cùng chiếc quạt nhiều màu sắc.

 

Hãy khám phá lễ hội Obon,  để bản thân có những trải nghiệm mới hơn về ngày tưởng niệm người quá cố cũng như tìm hiểu kỹ hơn về đời sống gần gũi Việt Nam và  Nhật Bản trong cách tôn sùng những giá trị tâm linh trong tín ngưởng Phật giáo.

 

Cập nhật thông tin mới cùng các bài học từ page  và website:

 


* Hotline: +1-657-232-0311

 

 

Facebook: https://www.facebook.com/anonvietnam.vn

 

* Websitehttps://anonvietnam.vn

Tin mới