Bunraku là nghệ thuật kịch rối truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản. Do đó, buraku đã thu hút một lượng lớn khán giả đến rạp xem và cỗ vũ cho các nghệ sỹ múa rối.
Buraku trỗi dậy mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 17 và được mọi tầng lớp nhân dân đón nhận nồng nhiệt.
Một vở bunraku phải có: các con rối bằng gỗ hoặc bằng gốm và do 3 nghệ sỹ phụ trách là: người điều khiển rối, người kể chuyện ( Tayu), và nhạc công shamisen. Trong biễu diễn kích thước các con rối chỉ được ít hơn khoảng một nữa so với người thật để thuận tiện di chuyển trong biểu diễn.
Đặc biệt để diễn trông như thật các rối không được sử dụng khung dây như nhiều loại hình múa rối khác mà các nghệ sỹ sẽ điều khiển cử động bằng đầu và ngực con rối. Một người phụ trách chính, có hai trợ lý để di chuyển con rối.
Tayu sẽ có trách nhiệm lồng tiếng cho các con rối, do đó đòi hỏi người này phải có giọng tốt, đa dạng có thể nói được nhiều giọng như ông già, con nít, đàn ông, đàn bà. Tốc độ kể chuyện cũng như giọng điệu sẽ do nhạc cụ âm thanh shamisen đóng vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó,tất cả những người biểu diễn rối đều mặc đồ đen để khán giả không thể thấy họ trên sân khấu mà chú ý nhiều hơn vào con rối.
- Các sự kiện lịch sử, truyền thuyết, hay các câu chuyện tình luôn là đề tài trong các vở kịch rối của Bunraku.
- Kabuchi sử dụng hơn chục nhạc cụ đàn shamisen, với duy nhất một nhạc công chỉ đạo. Do đó, các bước di chuyển của con rối phải trùng khớp với lời kể của tayu và nhạc cụ shasimen.
- Bunraku thường được biểu diễn trong các nhà hát hiện đại phong cách châu Âu như nhà hát quốc gia ở Osaka và nhà hát quốc gia ở Tokyo. Được chia thành 2 phân đoạn, và mỗi phân đoạn lại được chia thành từng hồi. Vé cũng được bán theo từng phân đoạn của vở diễn.
Bạn hãy thử một lần đến rạp sân khấu để cảm nhận từng bước di chuyển sống động như thật của con rối Buraku dưới bàn tay nhịp nhàng, khéo léo của những nghệ sỹ tài hoa này nhé.